Bộ bàn ghế mầm non hình chữ nhật

Click vào hình ảnh để xem thông tin chi tiết về sản phẩm bộ bàn ghế mầm non hình chữ nhật...

Ghế trẻ em cho trường mầm non

Click vào hình ảnh để xem thông tin chi tiết sản phẩm ghế trẻ em cho trường mầm non...

Bộ bàn ghế composite cho trường mầm non

Click vào hình ảnh để xem thông tin chi tiết về sản phẩm này...

Bộ bàn ghế mầm non hình tròn bằng nhựa PP cao cấp

Click vào hình ảnh để biết thêm thông tin về sản phẩm bàn ghế mầm non hình tròn bằng nhựa PP cao cấp...

Nội thất trường mầm non kiểu mẫu

1 sản phẩm hoàn chỉnh các thiết bị mầm non và bàn ghế mầm non do chúng tôi cung cấp, thiết kế tại tphcm...

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Bộ bàn ghế cho trẻ em mầm non 3 tuổi

Trẻ em trong giai đoạn phát triển từ 2 tuổi là đặc biệt quan trọng. Việc trẻ ngồi ăn, chơi, học hành giai đoạn này ảnh hưởng tới sức khỏe, sự phát triển sau này của trẻ. Lựa chọn bộ bàn ghế trẻ em giá rẻ nói riêng, bàn ghế mẫu giáo nói chung như thế nào cho phù hợp là điều quan trọng.
Chúng tôi giới thiệu tới khách hàng bộ bàn ghế nhựa cho bé, với 1 bàn vuông và 2 ghế nhựa PP cao cấp.
Bàn ghế cho bé 3 tuổi
Đặc điểm nổi bật:
-        Mặt bàn được đúc nguyên khối, là sản phẩm nhựa PP an toàn, không độc hại với khung sắt đỡ bên dưới đảm bảo chắc chắn.
-        Chân bàn được làm bằng sắt sơn tĩnh điện, bề mặt sơn công nghệ cao được xử lý rất tốt, đảm bảo bền đẹp, nhẵn mịn
-       Ghế nhựa mầm non được đúc nguyên khối với hạt nhựa PP nhập khẩu. Với nhiều chiều cao khác nhau phù hợp với trẻ em từ 2-6 tuổi.
-        Với thiết kế phù hợp với sự phát triển của trẻ em, theo tiêu chuẩn Châu Âu về chất lượng, đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.

Bộ bàn ghế trẻ em hình vuông là 1 sản phẩm nổi bật trong chuỗi sản phẩm thiết bị mầm non, bàn ghế mầm non tphcm, mẫu giáo do dochoitonghop. com cung cấp. Với đa dạng chủng loại từ bàn ghế, đồ chơi mầm non, thiết bị vui chơi trẻ em trong nhà, ngoài trời….Quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ với chúng tôi để được báo giá chi tiết và hỗ trợ tư vấn.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Trường mầm non tại Biên Hòa lọt top 30 công trình đẹp nhất thế giới

Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh vừa công bố danh sách 30 công trình đẹp nhất thế giới, trong đó có công trình trường mầm non Việt của KTS Võ Trọng Nghĩa.

Nhà trẻ xanh ở Đồng Nai với những mái nhà xanh cong cong chạy dài nối  liền tạo ra ba sân vui chơi cho trẻ. Bàn ghế mầm non giá rẻ ở đây do một đơn vị tại Tp.HCM cung cấp.

Trường mầm non Thảo Nguyên Xanh
Viện Kiến trúc Hoàng gia Anh - RIBA (Royal Institute of British Architects) là một trong những tổ chức kiến trúc lâu đời và có uy tín nhất trên thế giới. Nhiều năm qua, RIBA vẫn tổ chức giải thưởng kiến trúc lớn thường niên nhằm tôn vinh các công trình ấn tượng tại vương quốc Anh. Tuy nhiên năm nay, viện kiến trúc hoàng gia Anh quyết định tổ chức giải thưởng quốc tế đầu tiên nhằm tôn vinh các tác phẩm, công trình kiến trúc trên toàn thế giới.

Hàng trăm công trình đến từ hơn 50 quốc gia đã tham dự cuộc thi và RIBA chọn ra được 30 ứng cử viên xuất sắc cạnh tranh cho danh hiệu "Công trình đẹp nhất thế giới". Đội ngũ ban giám khảo, trưởng ban là Lord Rogers, sẽ cùng kiểm định và đánh giá chi tiết. Theo dự kiến, kết quả cuối cùng sẽ được công bố vào tháng 12 năm nay.

Trong 30 công trình từ 20 quốc gia vào vòng chung kết, vinh dự khi trong đó có công trình trường mầm non xanh ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Công trình là sự sáng tạo của nhóm kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, Takashi Niwa, Masaaki Iwamoto và các kiến trúc sư Trần Thị Hằng, Kuniko Onishi.
Truong mam non Viet lot top 30 cong trinh dep nhat the gioi-Hinh-2
Trẻ em nô đùa dưới các tán cây rơp bóng mát ở trường.

Công trình nhà trẻ Farming Kindergarten trên khoảnh đất 3.800m2 của KTS Võ Trọng Nghĩa đã tạo nên một không gian xanh, bền vững cho 500 học sinh - con của 23.000 công nhân tại khu công nghiệp có mức thu nhập thấp ở Đồng Nai. Trước đây, nhà trẻ cũng giành giải nhì trong cuộc thi quốc tế FuturArc Prize (Thiết kế công trình Xanh).

Điểm nổi bật của thiết kế là những mái nhà xanh cong cong chạy dài liền tạo ra ba sân vui chơi, thiet bi san choi tre em cho trẻ. Từ sân chơi không những thầy cô giáo mà cả trẻ cũng có thể chạy nhảy dễ dàng lên phía mái nhà trồng rau - nơi có độ dốc cao dần lên đến tầng hai. Trong nhà trẻ có một khu vườn rộng 200m2 trồng năm loại rau củ khác nhau để phục vụ cho tiết học giáo dục nông nghiệp cho trẻ.
Thảo Nguyên (Theo Archdaily)

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

QUY ĐỊNH THIẾT BỊ CHO TRƯỜNG MẦM NON PHẢI GHI RÕ XUẤT XỨ

Theo quy định mới thiết bị mầm non sử dụng cho trường học mầm non, đồ chơi đồ dùng mầm non phải có xuất xứ rõ ràng. Bàn ghế học sinh mẫu giáo 3M xin được giới thiệu thông tin cụ thể về quy định mới này.

Đồ dùng, đồ chơi, thiết bị cho trường mầm non phải có xuất xứ hàng hoá (nơi sản xuất; đơn vị nhập khẩu ...) và kèm theo hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, cảnh báo nguy hiểm, phòng tránh và thời hạn sử dụng....

Ngoài danh mục các thiết bị tối thiểu, san nhun tre em, các cơ sở giáo dục mầm non, cần tổ chức tự làm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học để bổ sung, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục
Thiết bị mầm non

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.

Theo đó, 50 đồ dùng cho nhóm trẻ 3 - 12 tháng tuổi (15 trẻ), 68 đồ dùng cho nhóm trẻ 12 - 24 tháng tuổi (20 trẻ), 90 đồ dùng nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi (25 trẻ), 104 đồ dùng cho lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi (25 trẻ), 126 đồ dùng cho trẻ lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi (30 trẻ) và 124 đồ dùng cho lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi (35 trẻ), ngoài đáp ứng những yêu cầu áp dụng riêng cho từng đồ dùng, đồ chơi, thiết bị, phải có ghi xuất xứ hàng hoá (nơi sản xuất; đơn vị nhập khẩu ...) và kèm theo hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt, cảnh báo nguy hiểm, phòng tránh và thời hạn sử dụng.

Ngoài ra, các thiết bị sử dụng các vật liệu: Nhựa, gỗ, sơn, chất phủ, keo dán... phải có chứng nhận nguồn hàng hoá, vật tư đảm bảo tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em.

Các đồ dùng như bàn, ghế cho trẻ theo tiêu chuẩn kỹ thuật phải được làm bằng gỗ hoặc nhựa chịu nước, chịu lực, chân bàn, ghế bằng gỗ, nhựa hoặc thép sơn tĩnh điện. Kích thước mặt bàn khoảng 800x450 mm, chiều cao 450mm, với mặt ghế là 250x250mm và chiều cao 250mm, đảm bảo chắc chắn, an toàn cho trẻ. Hay tiêu chuẩn kỹ thuật của đồ chơi "Bộ tranh nhận biết - tập nói" phải là được làm bằng vải hoặc vật liệu khác, gồm các hình có nội dung "Mẹ và con", "Mầu sắc", "Chúc ngủ ngon", "Khám phá", "Số đếm",... với kích thước tối thiểu mỗi hình là 180x180mm;...

Thiết bị phải được gắn dấu hợp qui

Trong hướng dẫn các sở GDĐT chỉ đạo mua sắm, sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học cho giáo dục mầm non,  Bộ GDĐT nhấn mạnh yêu cầu, chất lượng đối với các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học phải đảm bảo các qui định hiện hành của Nhà nước, trong đó cần lưu ý đối với các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học sản xuất trong nước: trên sản phẩm phải ghi rõ xuất xứ (địa chỉ nơi sản xuất; hạn sử dụng; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng; cảnh báo...) và chứng nhận hợp qui, công bố hợp qui và gắn dấu hợp qui theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em của sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Đối với các đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học nhập khẩu: trên sản phẩm phải nêu rõ nguồn gốc, xuất xứ (địa chỉ nơi sản xuất; hạn sử dụng; hướng dẫn lắp đặt, sử dụng; cảnh báo...); đơn vị nhập khẩu và chứng nhận hợp qui, công bố hợp qui và gắn dấu hợp qui theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Bộ lưu ý Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non chỉ đặt ra yêu cầu tối thiểu; trên cơ sở kế hoạch mua sắm đã được lập, các cơ sở giáo dục mầm non đề xuất việc mua sắm, tự làm đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học đảm bảo số lượng, chất lượng, sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí. Cụ thể, đảm bảo mỗi nhóm lớp đủ số lượng đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu; ưu tiên mỗi lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ 1 bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu (kể cả ngoài công lập).

Đối với các cơ sở giáo dục mầm non đã trang bị đủ yêu cầu tối thiểu, căn cứ tình hình thực tế về cơ sở vật chất, kinh phí và đội ngũ giáo viên, có thể mua sắm thêm các đồ dùng, đồ chơi và thiết bị dạy học tiên tiến khác (ngoài Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu) nhưng phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Ngoài ra, các cơ sở giáo dục mầm non, cần tổ chức tự làm đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học để bổ sung, cải tiến, sửa chữa đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục.

Bàn ghế mầm non 3M chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị mầm non, thiết bị sân chơi ngoài trời. Quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá tốt nhất.

Nguồn: VGP  

Bãi bỏ một số thiết bị dạy học mầm non tối thiểu.

Hiện nay bộ giáo dục đang có một số thay đổi về thiết bị đồ dùng dạy học mầm non tối thiểu. Chúng tôi xin được giới thiệu tới quý thầy cô, quý trường được biết và thực hiện theo quy đinh.

Bãi bỏ một số thiết bị mầm non tối thiểu

Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số thiết bị quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.

Theo đó, sửa đổi, bổ sung thiết bị "Bút sáp, phấn vẽ, bút chì" thành "Bút sáp, phấn vẽ" tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, nhóm trẻ 12 - 24 tháng tuổi;
Trang thiết bị mầm non tối thiểu

Thiết bị "Bút sáp, phấn vẽ, bút chì màu" thành "Bút sáp, phấn vẽ" tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi.

Bãi bỏ các thiết bị được quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi cầu trượt mini - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, nhóm trẻ 3 - 12 tháng tuổi và 12 - 24 tháng tuổi. Cụ thể: Thơ ở Nhà trẻ; Truyện kể ở Nhà trẻ; Chương trình giáo dục mầm non; Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non (3-36 tháng tuổi); Đồ chơi và trò chơi cho trẻ dưới 6 tuổi; Tuyển tập thơ ca, truyện kể, trò chơi, câu đố.

Bãi bỏ các thiết bị được quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, nhóm trẻ 24 - 36 tháng tuổi. Cụ thể: Thơ ở Nhà trẻ; Truyện kể ở Nhà trẻ; Vở tập tạo hình; Chương trình giáo dục mầm non; Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non (3-36 tháng tuổi); Đồ chơi và trò chơi cho trẻ dưới 6 tuổi; Tuyển tập thơ ca, truyện kể, trò chơi, câu đố.

Bãi bỏ các thiết bị được quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi và 4 - 5 tuổi sau: Truyện tranh các loại; Vở tập tạo hình; Vở làm quen với toán; Chương trình giáo dục mầm non; Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; Đồ chơi và trò chơi cho trẻ dưới 6 tuổi; Tuyển tập thơ ca, truyện kể, trò chơi, câu đố; Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong trường mầm non; Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

Bãi bỏ các thiết bị được quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi sau: Truyện tranh các loại; Vở tập tạo hình; Vở làm quen với toán; Tập tô chữ cái; Chương trình giáo dục mầm non; Hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo lớn); Đồ chơi và trò chơi cho trẻ dưới 6 tuổi; Tuyển tập thơ ca, truyện kể, trò chơi, câu đố; Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong trường mầm non; Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả.

Bộ GD&ĐT yêu cầu, căn cứ danh mục thiết bị sửa đổi, bổ sung ban hành tại Thông tư này, các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm chỉ đạo việc mua sắm, tự làm, sưu tầm, sử dụng và bảo quản thiết bị phục vụ dạy học tại các cơ sở giáo dục mầm non.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/11/2013.

Theo GD&TĐ

Ngoài ra còn bãi bỏ các thiết bị sau :
Bãi bỏ các thiết bị được quy định tại Danh mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non, nhóm trẻ 3 - 12 tháng tuổi sau:


Trên là thông tin về việc bãi bỏ một số thiết bị đồ dùng tối thiểu trong giáo dục mầm non, quý khách hàng quan tâm tới dòng sản phẩm thiết bị mầm non, thiết bị vui chơi trẻ em, bàn ghế mầm non, bàn ghế mẫu giáo giá rẻ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá chi tiết:

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2016

Hãy cho bé chơi những trò chơi sau để phát huy tối đa tiềm năng của trẻ

Chơi cùng con không chỉ giúp mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái ngày càng thân thiết, gần gũi hơn, mà qua đó còn giúp con kích thích trí tuệ, khả năng quan sát…

Dưới đây là 12 trò chơi đơn giản, thú vị mà ba mẹ có thể chơi cùng con những khi rảnh rỗi để cả nhà có những giây phút thật vui và ấm áp bên nhau.
Ba mẹ nên chơi cùng con giúp con phát triển

1. Trò chơi so sánh các sự vật ( Tham khảo cầu trượt xích đu )

Để chơi trò này ba mẹ có thể dùng những vật dụng sẵn có trong nhà như đưa ra 1 chiếc ly to và 1 chiếc ly nhỏ rồi hỏi bé xem cái nào to hơn, nhỏ hơn. Tương tự mẹ cũng có thể thử khả năng tư duy của bé với những vật dụng khác trong nhà như so sánh kích thước của bàn, ghế, quần áo của bố mẹ - quần áo của bé…

2. Tìm đồ vật bị “mất”

Với trò chơi này ba mẹ có thể thực hiện bằng cách giấu một món đồ chơi mà bé yêu thích ở đâu đó và đưa ra một số manh mối để con đi tìm. Sau đó mẹ đếm chậm rãi từ 1 – 15 để bé đi tìm. Trò chơi này giúp bé tăng khả năng tư duy, định hướng.

3. Trò chơi bán buôn

Trò chơi này thích hợp để chơi với các bé gái. Trước khi chơi mẹ sẽ phân vai, bé là người bán còn mẹ là người mua, hoặc ngược lại. “Hàng” có thể là những món chơi xinh xắn, dễ thương mà bé thích như thú nhồ bông, búp bê…

4. Vào bếp cùng con
Mẹ vào bếp cùng con giúp trẻ thích thú với bữa ăn

Hầu hết trẻ con đều rất thích được làm những công việc của người lớn, vì lẽ đó trẻ sẽ rất hứng thú nếu mẹ gợi ý cho trẻ vào bếp cùng mình. Theo đó, mẹ có thể cùng bé nhặt rau, làm bánh… Đảm bảo khi đến bữa ăn trẻ sẽ rất hào hứng thưởng thức “thành quả’ của mình đấy!

5. “Bắn” nhau bằng nước

Trò chơi này thích hợp để bạn và bé chơi cùng nhau trong những ngày hè oi bức. Nếu không muốn biến nhà thành bãi chiến trường sũng nước mẹ hãy đưa bé ra ngoài sân chơi. Theo đó mẹ chuẩn bị 2 bình xịt đầy nước nhỏ và cả hai cùng nhau xáp lá cà. Trẻ con vốn rất thích được nghịch nước, do đó trẻ sẽ rất hứng thú và phấn khởi khi được mẹ cho chơi trò này. Hoặc mẹ cũng có thể mở đầy 2 xô (thau) và để hai mẹ con chơi té nước vào nhau.

6. Cùng nhau làm vườn

Nếu nhà có khoảng không rộng, mẹ có thể rủ bé ra xới đất cùng nhau trồng cây vào những chiều cuối tuần rảnh rỗi. Trẻ sẽ rất thích thú trẻ khi được mẹ cho gieo hạt, trồng cây, tưới nước.

7. Rèn khả năng ghi nhớ đồ vật
Kiểm tra khả năng ghi nhớ của trẻ

Với trò chơi này mẹ cần chuẩn bị một số vật dụng sẵn có trong nhà (ít nhất 5 món) như: thú nhồ bông nhỏ, bút chì màu, muỗng ăn… đặt vào một chiếc khay nhỏ sau đó đọc nhanh tên của những món đồ đó trong vòng 1 phút cho bé nhớ rồi dùng một chiếc khăn phủ kín khay. Xong hỏi bé tên các món đồ thử xem khả năng ghi nhớ của bé như thế nào. Nếu bé trả lời hết tên của các món đồ vật ấy trong tích tắc, chứng tỏ khả năng ghi nhớ của bé rất tốt.
Tham khảo: Phú Long - Nhà cung cấp thiết bị đồ dùng mầm non tại tphcm

8. Nhận mặt chữ

Mẹ chuẩn bị một bộ bảng chữ cái có thể bằng gỗ hoặc bằng nhựa và mỗi ngày cho bé làm quen dần với ít nhất 2 chữ cái. Sau đó mẹ kiểm tra khả năng ghi nhớ và nhận diện mặt chữ của bé bằng cách chỉ vào những chữ in hoa to trong tờ báo hay những vật dụng có in chữ khác và hỏi bé chữ gì

9. Lăn bóng

Mẹ mua một quả bóng lớn có nhiều màu sắc hoặc các con vật hoạt hình bé yêu thích và bảo bé lăn về phía bạn hoặc lăn vào một góc phòng. Trò chơi này giúp bé phối hợp tay và mắt nhịp nhàng, linh hoạt.

10. Ném bóng qua lại

Cũng trò chơi với bóng, mẹ chuẩn bị một quả bóng nhựa, nhẹ vừa tầm tay với bé. Sau đó hai mẹ con đứng cách xa nhau khoảng 1 mét và cùng ném qua ném lại để trẻ bắt bằng hai tay. Trò chơi này không chỉ vui mà còn giúp trẻ vận động toàn thân.

11. Chơi đố
Đoán hình đám mây giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng

Trò chơi này có thể chơi trong nhà hoặc ngoài trời đều được, và mẹ cũng có thể chơi cùng bé khi đang nấu bếp hay làm việc bằng cách đố bé tìm và chỉ được những đồ vật bạn yêu cầu bé tìm có trong nhà. Hoặc khi đi dạo, mẹ có thể đó bé tìm những gì có thể thấy trên đường đi.

12. Đoán hình đám mây trên trời

Khi chơi những trò chơi khác đã thấm mệt, mẹ có thể cùng bé chơi những trò này. Mẹ có thể cùng bé nhì lên bầu trời, xem hình dáng của các đám mây và đóan xem chúng có hình thù giống cái gì, con gì. Qua đó giúp bé kích thích trí tưởng tượng.

Đồ chơi tổng hợp chuyên cung cấp các sản phẩm bàn ghế mầm non, bàn ghế học sinh mẫu giáo giá rẻ, quý khách quan tâm vui lòng liên hệ với chúng tôi sđt: 0986.206.009 để được tư vấn báo giá.

Nguồn: Yeutre.vn

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2016

Bàn ghế trẻ em mẫu giáo

Bàn ghế trẻ em là sản phẩm không thể thiếu tại các gia đình, trường mầm non, khu vui chơi trẻ em. Hiện nay các loại bàn ghế trẻ em ngày càng đa dạng với nhiều chất liệu, mẫu mã khác nhau như : Bàn ghế nhựa PP cao cấp, bàn ghế gỗ mầm non, bàn ghế nhựa composite…Tùy vào điều kiện, sở thích và sự phù hợp mà mỗi gia đình, trường học lại lựa chọn cho mình những sản phẩm riêng. Chúng tôi giới thiệu tới khách hàng một số mẫu sản phẩm bàn ghế trẻ em phổ biến trên thị trường thiết bị mầm non hiện nay do chúng tôi cung cấp.

1. Bàn ghế trẻ em bằng nhựa PP cao cấp.


Bộ bàn ghế trẻ em nhựa PP

Là sản phẩm nhựa PP cao cấp nhập khẩu từ Hàn Quốc, an toàn không độc hại đặc biệt được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu về sự an toàn và phù hợ với trẻ em.
Ghế trẻ em nhựa được đúc chắc chắn, người trưởng thành có thể ngồi thoải mãi không sợ gãy. Bàn được thiết kế có thể tăng giảm độ cao phù hợp trẻ từ 2-6 tuổi, chân sắt được sơn tỉnh điện đảm bảo nhẵn mịn.

2. Bàn ghế trẻ em bằng gỗ cao su ghép.

Bàn ghế trẻ em bằng gỗ caosu


Sản phẩm bàn ghế bằng gỗ đảm bảo chắc chắn, chân sắt có thể gấp lại được tiết kiệm diện tích sử dụng. Việc sử dụng gỗ ghép phủ melamin phí trên đảm bảo bề mặt nhẵn bóng, không thấm nước. Tuy nhiên bàn gỗ có nhược điểm là tương đối nặng so với sản phẩm bằng nhựa.

3. Bàn ghế nhựa composite cho trẻ em

Bàn ghế trẻ em bằng nhựa composite

Nhựa composite nỗi tiếng với độ bền cao, trọng lượng nhẹ nên được sử dụng phổ biến làm bàn ghế trẻ em cho các trường mầm non, trường mẫu giáo trên toàn quốc.
Bàn được sơn với nhiều màu sắc khác nhau theo tùy chọn của khách hàng, chân bàn có thể gấp lại khi cần thiết.

4. Bàn ghế học sinh mẫu giáo cho trẻ em.

Bàn ghế nhựa cho trẻ em

Ban ghe hoc sinh mau giao mặt nhựa là sản phẩm mới kết hợp được hai ưu điểm của sản phẩm bàn bàn bằng nhựa cao cấp và bàn chân sắt có thể gấp lại được.
Đây là dòng sản phẩm đang rất được ưa chuộng tại các trường học khi vừa đẹp lại tiết kiệm diện tích với kinh phí vừa phải khi đầu tư.

Như vậy chúng tôi đã giới thiệu tới khách hàng bốn mẫu sản phẩm bàn ghế trẻ em, bàn ghế mầm non tphcm dùng cho gia đình, trường mầm non phổ biến nhất hiện nay đối với trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo. Nếu cần được tư vấn, hỗ trợ thêm quý khách vui lòng liên hệ theo sđt :0986.206.009(Mr.Long) để được tư vấn, báo giá chi tiết. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách !

Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Dạy bé tự làm hộp đựng quà tặng cô

Cùng bé học cách làm hộp đựng quà tặng cô giáo nhân ngày Phụ nữ Việt Nam. Đây cũng là một cách giúp bé học các bài học thủ công đơn giản, cùng tìm hiểu với bàn mầm non 3M nhé.
Những hộp đựng quà đẹp lung linh mẹ có thể mua ở bất cứ đâu, nhưng dạy bé tự làm một chiếc hộp để đựng quà tặng cho người khác lại khiến bé học được nhiều điều lắm đấy!
Dạy bé tự làm hộp đựng quà tặng cô
Nguyên liệu:
- Giấy bìa
- Các loại giấy màu
- Ghim bấm
Cách làm
1. Cách làm thân hộp
- Cắt một mảnh bìa hình vuông, kích thước ước tính gấp 3 chiều dài món quà định gói.
- Dùng bút chì và thước kẻ thành sáu hình vuông bằng nhau:
Dạy bé tự làm hộp đựng quà tặng cô
- Cắt hai cạnh như đánh dấu:
Dạy bé tự làm hộp đựng quà tặng cô
- Gấp các cạnh của hộp:
- Sau đó dùng ghim bấm đính các cạnh cố định vào với nhau:
2. Cách làm nắp hộp
Tương tự như cách làm thân hộp nhưng kích thước nhỏ hơn:
Dạy bé tự làm hộp đựng quà tặng cô
Rất nhanh và đơn giản, bạn và bé đã hoàn thành thân hộp đựng quà rồi!
Dạy bé tự làm hộp đựng quà tặng cô
3. Trang trí
Bước trang trí này tùy thuộc vào sở thích và sự sáng tạo của bé. Dùng các loại giấy màu cắt và dán xung quanh hộp, có thể là một hộp color block và rất nhiều trái tim yêu thương tặng cô như gợi ý dưới đây, hoặc tùy vào sự sáng tạo của bé để tạo thành những hộp quà xinh xắn tặng mẹ, tặng cô, tặng chị/em gái,...
Dạy bé tự làm hộp đựng quà tặng cô
Những món đồ được làm từ bàn tay mẹ và bé sẽ luôn chan chứa trong nó sự thân thuộc và tình cảm không bao giờ tìm thấy ở những sản phẩm công nghiệp được bày biện bắt mắt tại các cửa hàng.

Trên là một số mẹo nhỏ mà thiết bị mầm non 3m hướng dẫn các mẹ. Nếu có nhu cầu về thiết bị mầm non, thiết bị vui chơi trẻ em quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá chi tiết các sản phẩm cầu trượt xích đu, cầu trượt liên hoàn nhập khẩu, bàn ghế trẻ em cao cấp.
Các mẹ cùng con thử làm nhé!
 Thu Huyền

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

4 dạng trò chơi giúp trẻ phát triển toàn diện

Hội họa, trò chơi tạo hình - lắp ráp, hoạt động lồng ghép lao động... vừa giúp phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách. Bàn ghế trẻ em mẫu giáo 3M xin được giới thiệu chi tiết hơn tới các thầy cô, quý phụ huynh.


Theo thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Minh, hội trưởng hội giáo viên mầm non HCM Học viện Hành chính Quốc gia TP HCM, khi tham gia trò chơi nào đó, trẻ buộc phải phục tùng những yêu cầu nhất định bắt nguồn từ ý đồ chung của cuộc chơi. Từ đó các em phải điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp. Tận dụng đặc điểm này, phụ huynh nên tổ chức cho các bé các dạng trò chơi theo kiểu "chơi mà học". Thông qua đó, giúp bé nhận thức được nhiều điều về thế giới xung quanh.
Đặc biệt trẻ ở độ tuổi mẫu giáo (3 đến 6 tuổi), người lớn càng tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia vào các trò chơi phong phú, đa dạng bao nhiêu, càng giúp trẻ phát triển về thể lực, trí tuệ và nhân cách bấy nhiêu.
Trò chơi phát triển trí tuệ
Trò chơi giúp bé phát triển toàn diện

Thạc sĩ Minh giới thiệu một số dạng trò chơi giúp trẻ phát triển trí não, thể chất và nhân cách như sau:
1.  Hoạt động với đồ vật – công cụ
Hội họa:
Hình vẽ của trẻ mẫu giáo thường không giống đối tượng. Trẻ thường bỏ qua nhiều chi tiết hoặc thêm vào chi tiết thừa, hoặc tỷ lệ không đúng. Những đặc điểm trên được giải thích rằng bé thường tập trung miêu tả cái làm cho mình xúc động trước.
Xu hướng sử dụng màu trong quá trình phát triển hoạt động vẽ: Trẻ sử dụng màu một cách tùy tiện do tri giác màu sắc bằng cảm xúc và do thích màu này hơn màu kia. Vì thế, trẻ thường sử dụng màu yêu thích để vẽ đối tượng chứ không phải để diễn tả màu thực của đối tượng.
Trong tranh vẽ, trẻ thể hiện thái độ của mình đối với nội dung vẽ: Bé mô tả những điều đẹp đẽ bằng các màu sắc rực rỡ, vẽ cẩn thận còn những gì không đẹp bằng màu tối, các em sẽ vẽ cẩu thả.
Khi được học vẽ một cách đúng đắn, có thể hình thành ở trẻ:
- Kỹ năng quan sát đối tượng một cách trình tự.
- Kỹ năng tách ra những nét đặc trưng của đối tượng.
- Phát triển tri giác có mục đích và các thao tác tư duy.
- Tính tích cực và năng lực sáng tạo ở trẻ.
Lưu ý: Nếu xem xét các tranh vẽ của trẻ mà cha mẹ/thầy cô nhận thấy toàn những màu sắc tối, thiếu những nét cơ bản, bố cục không hợp lý… chứng tỏ trẻ đang có những rối nhiễu về mặt tâm lý. Lúc này người lớn nên đưa trẻ đi khám tại khoa tâm lý của các bệnh viện nhi.
2. Hoạt động xây dựng:
Hoạt động xây dựng giúp trẻ thấy rằng các bộ phận của đối tượng liên kết với nhau không chỉ theo hình thức bên ngoài mà còn theo logic bên trong của chính nó. Chẳng hạn, nếu vật cao và có những bộ phận chìa ra ngoài (cần cẩu) thì chúng phải được giữ thăng bằng bằng một đế nặng (bệ của cần cẩu).
Các kiểu hoạt động xây dựng:
Lắp ráp theo mẫu
- Trẻ nhìn người lớn xây dựng mẫu (căn nhà, ôtô, máy bay…), trẻ có thể phân biệt được các chi tiết để lắp ráp theo mẫu của người lớn.
- Trẻ nhìn mẫu và tự ráp theo mẫu (mô hình hoặc dưới dạng hình vẽ): đòi hỏi trẻ phải có khả năng nhìn thấy hiện thực đằng sau hình vẽ.
Lưu ý: Người lớn cần giúp trẻ có khả năng theo dõi, tách các bộ phận cơ bản của đối tượng, lựa chọn các chi tiết cơ bản và lắp ráp theo logic bên trong của vật đó.
Lắp ráp theo các điều kiện hoặc các nhiệm vụ
Cha mẹ cần đề ra nhiệm vụ dùng vật liệu xây dựng để lắp giá treo tranh vẽ, xây nhà cho gấu bông... Sau đó dạy trẻ biết tính tới các điều kiện, đưa hoạt động của bé vào tổ chức nhất định.
Bên cạnh đó, nên tạo cho các em niềm hứng thú đối với sự thay đổi (xuất phát từ cùng một điều kiện có thể đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau). Từ đó giúp hình thành ở trẻ những biểu tượng khái quát, mềm dẻo.
Tham khảo: ban ghe mam non gia re tại hcm
Lắp ráp theo ý định riêng
Trẻ xây dựng công trình không chỉ để giống một đối tượng nào đó, mà còn vì để chơi với công trình này. Các em thường tạo ra công trình vừa giống thật, vừa phù hợp với trò chơi của trẻ nhằm phát triển tính chủ động, sáng tạo. Trò chơi này giúp trẻ học cách lập kế hoạch, cùng thảo luận, thực hiện ý định xây dựng của cả nhóm hoặc biết bảo vệ phương án xây dựng của mình.
3. Hoạt động học tập
Nên cho bé tiếp cận các nội dung xoay quanh những tri thức tiền khoa học, tri thức của đời sống, của môi trường xung quanh, ví dụ giải thích hiện tượng mưa một cách đơn giản bằng cách đậy miếng kính bên trên ly nước nóng... Nhờ thế trẻ có thể học nhanh, mọi lúc, mọi nơi và học thông qua trò chơi.
Thông qua hoạt động học tập, biểu tượng về thế giới của các em sẽ tăng lên, nảy sinh tính ham hiểu biết, hứng thú nhận thức. Trẻ sẽ đặt ra nhiều câu hỏi có tính khám phá, tìm tòi hơn. Hoạt động này cũng tập dần cho trẻ biết học một cách chủ định, có mục đích và biết phải làm những điều không theo ý thích. Cuối cùng, giúp bé hình thành kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá công việc một cách đúng đắn.
Lưu ý:
Cha mẹ chỉ xem việc học tập của con là hoạt động bổ trợ cho sự phát triển chứ không nên xem là hoạt động chủ đạo của trẻ. Không nên ép trẻ học, hạn chế bắt trẻ tập viết quá nhiều vì cổ tay của trẻ lúc này chưa hoàn thiện.
4. Hoạt động lồng ghép lao động
Ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo chỉ mới có khái niệm về những hình thức lao động sơ đẳng, ví dụ:
- Lao động tự phục vụ: ba tuổi, trẻ có nhu cầu bắt chước người lớn làm một số công việc trong sinh hoạt; bốn tuổi rưỡi, trẻ có thể tham gia những công việc chung trong gia đình như quét nhà, lau bàn ghế.
- Lao động công ích: dọn dẹp đồ chơi, phòng học, sân trường; giúp cô chăm sóc các em nhỏ hơn.
- Làm đồ chơi...
Những hoạt động này thu hút sự hứng thú tham gia của trẻ và có giá trị giáo dục cao.
Ở dạng hoạt động này, người chăm sóc trẻ cần lưu ý: Điều quan trọng không phải là làm cho hoạt động lao động của trẻ đạt kết quả cao, mà chủ yếu là để bé hiểu thế nào là lao động và giá trị của lao động.

Trên đây là những hoạt động trò chơi giúp trẻ em phát triển toàn diện mà thiết bị mầm non muốn giới thiệu tới các thầy cô, phụ huynh. Quý khách hàng có nhu cầu về sản phẩm bàn ghế trẻ em, thiết bị vui chơi trẻ em trong nhà, ngoài trời nhập khẩu hoặc san nhun tre em vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn báo giá chi tiết nhất. 
Theo Thi Ngoan(Vnexpress)

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Bàn ghế học sinh mẫu giáo

Bàn ghế học sinh mẫu giáo là sản phẩm không thể thiếu tại các trường mầm non trên toàn quốc. Trước đây các sản phẩm bàn ghế mẫu giáo thường là bàn gỗ chân gấp, bàn nhựa composite chân sắt, bàn ghế gỗ tự nhiên….thì hiện tại, khi nguồn gỗ tự nhiên không còn dồi dào, chất liệu gỗ thường nặng nên việc sử dụng không thật sự thuận tiện. Vì lẽ đó, các sản phẩm bàn ghế mẫu giáo bằng nhựa được ưa chuộng và sử dụng ngày càng phổ biến hơn. Chúng tôi giới thiệu tới khách hàng sản phẩm bàn ghế mầm non bằng nhựa PP cao cấp do công ty thiết bị vui chơi trẻ em 3M cung cấp.

1. Chi tiết bộ sản phẩm bàn ghế học sinh mẫu giáo hình chữ nhật:

bàn ghế học sinh mẫu giáo
Bộ bàn ghế học sinh mẫu giáo
  • Bàn có kích thước 120x60x48/52cm, mặt bàn đúc nguyên khối, bề mặt được gia công nhẵn mịn và có khung sắt bên trong giúp nâng đỡ mặt bàn được chắc chắn.
  • Chân bàn được làm bằng sắt sơn tĩnh điện giúp bề mặt mịn, đảm bảo bền bỉ theo thời gian. Đế cao su giúp giảm trơn trượt và có thể tăng giảm chiều cao theo nhu cầu sử dụng. Phù hợp với học sinh mẫu giáo.
  • Ghế được thiết kế theo xương sống của trẻ, giúp trẻ em ngồi thoải mái và phù hợp. Sản phẩm được đúc hoàn toàn nên đặc biệt chắc chắn. Có nhiều chiều cao khác nhau phù hợp với từng độ tuổi.

2. Tại sao lại lựa chọn bộ bàn ghế hình chữ nhật dùng cho học sinh mẫu giáo.

  • Sản phẩm được làm bằng nhựa PP cao cấp, an toàn không độc hại với người sử dụng.
  • Được thiết kế theo tiêu chuẩn Châu Âu về sự an toàn và phù hợp với trẻ.
  • Bàn thể điều chỉnh được độ cao phù hợp với nhiều lứa tuổi của học sinh mẫu giáo
  • Bàn có kích thước lớn(120x60) giúp các bé có thể ngồi ăn, học tập theo nhóm đông hơn so với khi sử dụng các sản phẩm bàn ghế học sinh mẫu giáo trước đây.
  • Ghế được đúc hoàn toàn nên đặc biệt chắc chắn trong quá trình sử dụng.
  • Sản phẩm được chúng tôi bảo hành 24 tháng trên toàn quốc.
Trên đây là những thông tin chính về sản phẩm ghế nhựa mầm non nhập khẩu mà chúng tôi cung cấp, quý khách hàng có quan tâm về sản phẩm hoặc cần được báo giá, tư vấn thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi theo sđt: 0909.610.439(Mr.Long) để biết thêm thông tin về sản phẩm.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Hướng dẫn lựa chọn bàn ghế mầm non giá rẻ phù hợp

Bạn đã biết cách phân loại các sản phẩm bàn ghế mầm non tphcm theo những cách khách nhau để có được những lựa chọn phù hợp nhất chưa? Hãy cùng tham khảo một số cách phân loại và lựa chọn bàn ghế mầm non phù hợp cho nhu cầu của gia đình, trường mẫu giáo...

1. Phân loại bàn ghế mầm non giá rẻ theo độ tuổi sử dụng.

Thông thường các sản phẩm bàn ghế mầm non giá rẻ được làm theo 3 kích thước khác nhau về chiều cao tương ứng với 3 độ tuổi chính của học sinh mẫu giáo.

Bàn ghế mầm non giá rẻ
Bàn ghế mầm non giá rẻ
  • Lớp mầm: Trẻ từ 2-3 tuổi, sử dụng bàn có chiều cao 48cm, ghế chiều cao 26cm là chiều cao tiêu chuẩn.
  • Lớp chồi: Trẻ em từ 3-4 tuổi, sử dụng ghế có chiều cao 28cm, bàn với chiều cao 50cm là phù hợp.
  • Lớp lá: Trẻ lớp lá thường có nằm ở độ tuổi 4-5 tuổi, sử dụng bàn với chiều cao 52cm, ghế cao 30cm là đạt tiêu chuẩn.
  • Ngoài ra, hiện tại do nhu cầu gửi con sớm từ các gia đình, các trường thường nhận thêm lớp nhà trẻ với độ tuổi từ 18 tháng tới 2 tuổi. Các bé ở độ tuổi này thường dùng bàn có chiều cao 45cm, ghế cao 24cm và được thiết kế có tay vịn để đảm bảo trẻ ngồi được vững vàng.
Như vậy nếu phân theo độ tuổi, các hội giáo viên mầm non thường lựa chọn thành 4 loại sản phẩm bàn ghế giá rẻ có chiều cao và kích thước bàn ghế đi kèm khác nhau, mỗi độ cao phù hợp với một nhóm tuổi riêng của trẻ.

    2.  Lựa chọn bàn ghế mầm non, bàn ghế mẫu giáo theo chất liệu.

Bàn ghế mầm non hiện tại được sản xuất với nhiều chất liệu khác nhau như: Bàn ghế gỗ mầm non, bàn ghế nhựa composite, nhựa PP nhập khẩu…Cùng tìm hiểu chi tiết từng chất liệu có ưu, nhược điểm như thế nào nhé:
Bàn ghế mẫu giáo 3M
Bàn ghế mẫu giáo hình vuông nhựa PP
  • Bàn ghế mầm non bằng gỗ: Bàn ghế gỗ thường được sản xuất bằng gỗ cao su ghép, đảm bảo bề mặt được phù melamin nhẵn mịt, không độc hại và đặc biệt không sợ nước như sản phẩm bằng ván. Chân bàn được làm bằng khung sắt chắc chắn có thể gấp lại được. Với ưu là sản phẩm bàn ghế mầm non giá rẻ, có thể gấp lại khi không cần sử dụng nhưng trọng lượng lớn hơn các sản phẩm bằng nhựa.
  • Bàn ghế nhựa composite: Sản phẩm được sản xuất bằng composite được sử dụng phổ biến tại các trường mầm non từ nhiều năm trước, với ưu điểm giá thành cạnh tranh, trọng lượng nhẹ, có thể gấp lại sau khi sử dụng. Vì vậy đến nay bàn ghế bằng nhựa composite vẫn được sử dụng rất nhiều tại các trường mẫu giáo trên toàn quốc.
  • Bàn ghế nhựa PP cao cấp: Trong khoảng 5 năm trở lại đây các sản phẩm bàn ghế mầm non bằng nhựa PP cao cấp ngày càng được sử dụng phổ biến. Với những ưu điểm như: Bàn chắc chắn, kích thước lớn ngồi được nhiều bé, nhiều hình thù khác nhau, ghế được đúc hoàn toàn nên đặc biệt chắc chắn và nhiều màu sắc nên rất phù hợp với độ tuổi mẫu giáo. Tuy nhiên chúng vẫn có những nhược điểm nhất định như: Chân bàn không thể gấp lại được, giá thành của bàn còn cao…
Về cơ bản các sản phẩm ghế nhựa mầm non nhập khẩu hiện tại trên thị trường gồm 3 loại trên là chính, tùy vào mục đích sử dụng, kinh phí mà các trường học lựa chọn cho mình những sản phẩm phù hợp nhất.

Hi vọng những thông tin do chúng tôi cung cấp mang tới cho quý khách một cái nhìn tổng quát hơn về thị trường bàn ghế mầm non tphcm. Chúc quý khách có được những lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm bàn ghế, thiết bị mầm non, thiết bị vui chơi trẻ em giá rẻ cho các trường mẫu giáo, khu vui chơi trẻ em trên toàn quốc. Quý khách quan tâm vui lòng liên hệ theo sđt: 0986.206.009(Mr.Long) để được tư vấn, báo giá chi tiết.